TRANG THƠ HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG
  • TRANG CHỦ
  • THƠ SÁNG TÁC
    • THƠ MỚI >
      • Thơ sáng tác phần 1
      • Thơ sáng tác phần 2
      • Thơ sáng tác phần 3
      • Thơ sáng tác phần 4
      • Thơ sáng tác phần 5
    • THƠ ĐƯỜNG
  • THƠ DỊCH
    • Thơ dịch chữ Hán
    • Thơ Anh
    • Thơ Pháp
    • Thơ dịch các nước khác
  • Trang ghi chép
  • LIÊN HỆ

Thơ FRIEDRICH HÖLDERLIN 

3/25/2015

0 Comments

 

                          FRIEDRICH HÖLDERLIN
                        (1770–1843) – Thi hào Đức

Picture

Friedrich Hölderlin, thi hào Đức, sinh tại Lauffen-Neckar ngày 30.3.1770, mất tại Tubingen ngày 7.6.1843. Ông là bạn học cũ cùng thời của Hegel và Schiller ở Đại học Tubingen. Hölderlin là nhà thơ kỳ tài ở đầu thế kỷ 19, thơ ông mang nặng tư duy về triết học và được nhiều người ngưỡng mộ. Chính vì vậy,tên tuổi của ông đã gắn liền với những triết gia lớn như Kant, Plato, Hegel, Nietzsche và Heidegger.......
Xin giới thiệu vài bài thơ của ông:


 Hälfte des Lebens
 
Mit gelben Birnen hänget
Und voll mit wilden Rosen
Das Land in den See,
Ihr holden Schwäne,
Und trunken von Küssen
Tunkt ihr das Haupt
Ins heilignüchterne Wasser.


Weh mir, wo nehm ich, wenn
Es Winter ist, die Blumen, und wo
Den Sonnenschein,
Und Schatten der Erde?
Die Mauern stehn
Sprachlos und kalt, im Winde
Klirren die Fahnen.


 + Tham khảo bản dịch tiếng Anh đối chiếu:
Half of Life

The land with yellow pears
And full of wild roses
Hangs into the lake
O gracious swans
And drunk with kisses
You plunge your heads
Into the holy, the sober water.


Alas, for where in winter
Shall I come by flowers and where
The sunlight and
The shade of the earth?
The walls stand
Speechless and cold, the wind
Clatters the weathervanes.
translated by David Constantine

 + Dịch thơ:
 -         Bản dịch 1:
Nửa phần cuộc sống

Lê vàng buông treo lơ lửng..
 Hoa hồng hoang dại nở đầy.
 Soi bóng bên mặt hồ lay.
 Những con thiên nga xinh xắn.
 Chạm từng nụ hôn say đắm.
 Chúi đầu lặn ngụp triền miên.
 Tỉnh táo trong dòng nước thiêng.
  
 Đáng tiếc cho tôi sẽ mất!
 Khi mùa đông vắng hoa tươi.
 Và đâu ánh sáng mặt trời.
 Và đâu bóng che cõi đất?
 Những bức tường câm lặng ngắt.
 Lạnh lùng trong gió chơ vơ.
 Chỉ nghe khua động lá cờ.
 
                HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch

-         Bản dịch 2:
            Nửa phần cuộc sống

       Lê vàng lơ lửng trên cây.
 Hoa hồng hoang dại nở đầy khắp nơi.
           Một vùng chen bóng hồ soi.
 Thiên nga quyến rũ say mời chạm hôn.
             Chúi đầu lặn ngụp từng cơn.
 Cánh chao tỉnh thức mang hồn nước thiêng.
          
            Tiếc thay! Tôi sẽ về miền.
 Mùa đông u ám hoa phiền tả tơi.
             Còn đâu ánh sáng mặt trời.
 Còn đâu bóng tối cõi đời mênh mang.
             Lặng câm những bức tường hoang.
 Lạnh trong gió rít khua vang tiếng cờ.
             HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch
 
 ·   + Chú thích: Bài thơ này được Hölderlin sáng tác vào cuối tháng 8 năm 1804 ·         . Mãi về sau (1985), tên bài thơ “Hälfte des Leben” đã được lấy tên cho bộ phim nói về mối tình u uẩn của Hölderlin.  
       Đây là bài thơ khá đặc biêt, đã được giáo sư tiến sĩ triết họcThái Kim Lan dịch ra bản tiếng Việt với tên là: “Nửa đời”. Giáo sư đã nhận định trong bài viết “Thi ca từ mỹ học cảm quan...” như sau: “ Nửa đời đã gây tranh cãi ban đầu trong giới phê bình vì “ sự khó hiểu ” (của hai mảnh đời trái ngược được ghép vào nhau)  và hình thức phá cách tự do ngược với quan niệm thơ cổ điển, nhưng Bretano, Achim von Arnim và một số thức giả đương thời lại hưởng ứng nồng nhiệt. Vẫn là một hiện tượng thơ trong thế kỷ 19, tuy nhiên mãi đến thế kỷ 20, bài thơ mới được ca ngợi như một tuyệt tác của Hölderlin và cả nền thi ca Đức” Bà còn thẩm định thêm:“ những câu thơ rất kiệm lời, chắt chiu từng chữ… đượm vẻ duyên của bài thơ hài cú phương Đông, – một hình thức lạ lẫm, phá cách trong dòng thi ca cổ điển Đức thế kỷ 19 đã gây không ít ngỡ ngàng trong giới phê bình thi ca đương thời...Bài thơ mang nặng tâm tư của người sáng tác và thể tính của thơ, bài thơ đọc lên lại nhẹ hửng như thiên nga bồng bềnh trên nước...(Nguồn Wikipedia)” 
          Tuy nhiên muốn dịch bài thơ này ngắn gọn theo phong cách Đức thật không dễ bởi ngữ nghĩa của tiếng Việt hoàn toàn khác với đặc điểm của các nước phương Tây.  Bởi vậy, tôi mạo muội lấy ý của bài thơ và dịch theo phong cách vần điệu cũ của thơ Việt mặc dù biết là nó chưa được phù hợp .
      Đồng thời tôi cũng xin cáo lỗi trước vì đã dùng từ " lơ lửng" khi có tác giả khác đã dùng trước , để tăng thêm ý vị  cho từ "treo" có từ nguyên tác, vì quả thực không thể  tìm ra được từ nào khác có chất thơ phù hợp để thay thế.. Rất mong sự thông cảm của quí vị.

        ·-  Giới thiệu bản dịch của giáo sư Thái Kim Lan:
      Nửa đời

 Lơ lửng lê vàng
 Tràn hoa hồng dại
 Đất treo sóng soải
 Trên mặt hồ chênh
 Thiên nga kiều mộng
 Mê mải say hôn
 Chúi đầu đắm đuối
 Nước thánh tỉnh lành
  
 Ôi đau xót thay
 Nơi nao cho tôi
 Khi mùa đông tới,
 Những đoá hoa tươi?
 Và nắng của trời
 Và bóng trần gian?
 Những bức tường đứng
 Câm lời, lạnh lẽo
 Trong gió phướng cờ
 Rít dài tái tê
  Dịch giả:Thái Kim Lan

         ( Dịch giả Thái Kim Lan là  Giáo sư, tiến sĩ, dạy triết học tại Đại học tổng hợp Ludwig - Maximilian, thành phố Munich, Cộng hòa Liên bang Đức)

  + Phụ lục tham khảo: Bản dịch tiếng Anh khác:
 Half of Life

With its yellow pears
And wild roses everywhere
The shore hangs into the lake,
O gracious swans,
And drunk with kisses
You dip your heads
In the sobering holy water.

Ah, where will I find
Flowers, come winter,
And where the sunshine
And shade of the earth ?
Walls stand cold
And speechless, in the wind
The weathervanes creak. 

               (Chưa rõ tên tác giả)
 ·     
  2) Bài 2:

Wenn aus der Ferne... 

Wenn aus der Ferne, da wir geschieden sind, 
Ich dir noch kennbar bin, die Vergangenheit
O du Theilhaber meiner Leiden! 
Einiges Gute bezeichnen dir kann, 

So sage, wie erwartet die Freundin dich? 
In jenen Gärten, da nach entsezlicher 
Und dunkler Zeit wir uns gefunden? 
Hier an den Strömen der heiligen Urwelt. 

Das muß ich sagen, einiges Gutes war 
In deinen Bliken, als in den Fernen du 
Dich einmal fröhlich umgesehen 
Immer verschlossener Mensch, mit finstrem 

Aussehn. Wie flossen Stunden dahin, wie still 
War meine Seele über der Wahrheit, daß 
Ich so getrennt gewesen wäre? 
Ja! ich gestand es, ich war die deine. 

Wahrhafftig! wie du alles Bekannte mir 
In mein Gedächtniß bringen und schreiben willst, 
Mit Briefen, so ergeht es mir auch 
Daß ich Vergangenes alles sage. 

Wars Frühling? war es Sommer? die Nachtigall 
Mit süßem Liede lebte mit Vögeln, die 
Nicht ferne waren im Gebüsche 
Und mit Gerüchen umgaben Bäum' uns. 

Die klaren Gänge, niedres Gesträuch und Sand 
Auf dem wir traten, machten erfreulicher 
Und lieblicher die Hyacinthe 
Oder die Tulpe, Viole, Nelke. 

Um Wänd und Mauern grünte der Epheu, grünt' 
Ein seelig Dunkel hoher Alleeen. Offt 
Des Abends, Morgens waren dort wir 
Redeten manches und sahn uns froh an. 

In meinen Armen lebte der Jüngling auf, 
Der, noch verlassen, aus den Gefilden kam, 
Die er mir wies, mit einer Schwermuth, 
Aber die Nahmen der seltnen Orte 

Und alles Schöne hatt' er behalten, das 
An seeligen Gestaden, auch mir sehr werth 
Im heimatlichen Lande blühet 
Oder verborgen, aus hoher Aussicht, 

Allwo das Meer auch einer beschauen kann, 
Doch keiner seyn will. Nehme vorlieb, und denk 
An die, die noch vergnügt ist, darum, 
Weil der entzükende Tag uns anschien, 

Der mit Geständniß oder der Hände Druck 
Anhub, der uns vereinet. Ach! wehe mir! 
Es waren schöne Tage. Aber 
Traurige Dämmerung folgte nachher. 

Du seiest so allein in der schönen Welt, 
Behauptest du mir immer, Geliebter! das 
Weist aber du nicht,...

- Bản dịch tiếng Pháp để đối chiếu:

              Si depuis le lointain,...
  
 Si depuis le lointain, comme nous sommes divorcés, 
   Je te suis encore reconnaissable, le passé, 
      Ô toi partageant mes souffrances ! 
         Peut te signifier quelque bonheur,

  
 Alors dis-moi comment t’espère l’amie ? 
   Dans ces jardins, là où par un affreux 
      Et obscur temps nous nous rencontrâmes ? 
         Ici, auprès des fleuves du monde sacré de l’origine.

  
 Je dois le dire, quelque bonheur était 
   Dans tes regards, lorsque dans le lointain tu 
      Te retournais une fois joyeusement, 
         Homme toujours renfermé, à l’air

 
 Si ténébreux. Comment s’écoulaient les heures là-bas, combien tranquille 
   Était mon âme au-delà de cette vérité, que 
      J’étais devenue tellement séparée ? 
         Oui ! je l’avoue, j’étais tienne.

  
 Vraiment ! comme tu voulais, le connu de tous, 
   En ma mémoire me le rapporter et écrire 

       Par des lettres, ainsi me fut aussi adressé 
         Que je dise tout du passé.

  
 Était-ce le printemps ? était-ce l’été ? le rossignol 
   Avec de suaves mélodies vivait avec les oiseaux qui 
      N’étaient pas loin dans le bocage, 
         Et nous ceignaient d’odeurs les arbres.

  
 Les clairs sentiers, les courts buissons et le sable 
   Que nous foulions rendaient plus réjouissants 
      Et aimables les jacinthes 
         Ou les tulipes, violettes, œillets.

  
 Sur les parois et les murs verdissait le lierre, verdissait 
   Une bienheureuse obscurité dans les hautes allées. Souvent 
      Soir et matin étions-nous là-bas 
         À échanger maintes choses et nous voir avec joie.

  
 Dans mes bras revivait l’adolescent, 
   Lui, encore délaissé, venu de régions 
      Qu’il me montrait avec quelque mélancolie, 
         Mais les noms de ces lieux extraordinaires

  
 Et de toutes ces beautés les avait-il retenus, ce qui 
   Sur les rives bienheureuses, pour moi aussi très précieux, 
      Au pays chez nous était en fleurs, 
         Ou bien dérobé, depuis une vue plus élevée,

  
 Où quelqu’un peut aussi de partout contempler la mer, 
   Mais nul ne veut être. Contente-toi, et pense 
      À elle, elle qui est encore amusée, pourquoi, 
         Parce que le jour ravissant nous apparaissait,

 
 Qui avec des aveux ou des serrements de mains 
   Débutait, qui nous réunissait. Ah ! hélas pour moi ! 
      Ce furent de beaux jours. Mais 
         Un morne crépuscule suivit plus tard.


 Tu étais si seul dans ce monde si beau, 
   M’affirmes-tu toujours, bien-aimé ! ce 
      Que pourtant tu ne sais pas, 
                   (Chưa rõ tên dịch giả)
  + Dịch thơ:
         Từ khoảng chia xa
  
 Khi chúng mình cách biệt khoảng trời xa.
 Em còn anh, nhận ra từ quá khứ..
 Người dự phần khổ đau chia mọi thứ.
 Cả bao điều tốt đẹp lắng trong anh.
  
 Nói sao đây? Cô bạn gái chân thành.
 Nàng mong đợi khu vườn xưa gặp lại.
 Sau thời gian tối tăm đầy kinh hãi.
 Bên dòng sông của thế giới thiêng liêng.
  
 Em nói về niềm hạnh phúc vô biên.
 Trong ánh nhìn ngóng phương xa vời vợi.
 Anh trở lại một lần vui phơi phới.
 Người đàn ông luôn kín đáo, âm u..
  
 Những giờ trôi qua sao im lặng như ru!
 Tâm hồn em vượt quá xa sự thật.
 Một khoảng cách cũng làm em cô lập.
 Vâng! Em là của anh, em thừa nhận cùng anh.
  
 Thật vậy thôi! Anh muốn biết chuyện mình.
 Tâm trí em, về những điều đã viết.
 Những lá thư gửi cho nhau tha thiết.
  Cũng giống anh, em kể hết ngày qua.
  
 Đó là xuân hay hè? Có tiếng hót sơn ca,
 Cất giọng ngọt ngào với các loài chim khác,
 Nghe không xa giữa những lùm xanh mát.
 Khi hương cây thoang thoảng khắp quanh mình.
  
 Ta dạo qua bụi bờ, con đường sáng lung linh.
 Bãi cát mịn, cảnh đẹp hơn mình tưởng.
 Càng yêu thích với loài hoa cẩm chướng.
 Hoa uất kim,.đổng thảo, dạ lan hương.
  
 Dây thường xuân khả ái phủ xanh tường.
 Trải bóng tối trên lối đi ngoạn mục.
 Ta thường gặp những sáng chiều hạnh phúc.
 Trao chuyện lòng, nhìn say đắm, cười vui.
  
 Trong tay em, chàng trai trẻ một thời.
 Bị bỏ rơi, xa ruộng đồng, xứ sở.
 Chàng bày tỏ về nỗi buồn khốn khổ.
 Những địa danh xa lạ đã từng qua.
 
 Mọi vẻ đẹp này, giữ mãi chẳng phôi pha.
 Bờ hạnh phước, em vô cùng quý báu.
 Quê hương nào, hoa để tình yêu dấu.
 Hay ẩn hình từ điểm ngắm trên cao.
 
 Biển bao la tự soi ánh phương nào.
 Không ai biết được nội dung nàng nghĩ.
 Đối với nàng thậm chí còn thi vị.
 Ngày bên nhau đẹp đẽ biết bao nhiêu.
  
 Từ khởi đầu ta thừa nhận tình yêu.
 Tay siết giữ...để giờ sao tiếc nuối!
 Ngày thơ mộng đã trôi đi quá vội.
 Khi hoàng hôn buồn bã tiếp chơi vơi.
  
 Anh cô đơn trong mộng đẹp cõi đời.
 Người yêu ơi, anh thường hay nói vậy!
 Nhưng anh không biết mình, đã là thế đấy!...
               HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch
 ·        Chú thích:
 Bài thơ được Hoelderlin viết khoảng năm 1806 theo thể điệu cổ thi Alcaic của Hy Lạp. Lúc này ông đã ở trong thời kỳ điên loạn và bài thơ bị bỏ dở nửa chừng ở câu cuối.. Theo phong cách diễn đạt, ông mượn lời nhân vật nữ (lời của người mình yêu) để nói lên câu chuyện tình được khơi dậy từ quá khứ và vẫn còn đeo đẳng trong hiện tại..Bóng hồng trong bài thơ là bà Suzette Gontard còn có ẩn danh là Diotima.
   + Đôi nét về chuyện tình của Hölderlin và Susette Gontard:
             Chuyện tình của Hölderlin và Susette Gontard là câu chuyện tình ngang trái, rắc rối, gai góc và đầy bi thảm... nó có phần nào mang tính bất thường đối với công luận xã hội. Người đàn bà ông yêu có tên là Susette Gontard (1769 – 1802) ,  có tên từ thưở bé  là Borkenstein, sinh ngày 07. 02.  1769 tại Hamburg và đã qua đời vào ngày 22. 06.1802 tại Frankfurt , mất sớm khi mới 33 tuổi. . Năm17 tuổi, bà đã kết hôn với một thương gia giàu có tên là  Jacob Friedrich Gontard, là người đối tác các doanh nghiệp và ngân hàng tại Frankfurt. Trước sau họ có bốn người con.
             Bà còn có tên ẩn danh là Diotima, một cái tên do Hölderlin đặt khi trao đổi thư từ . Bà quen với nhà thơ vào khoảng  mùa xuân năm 1796, năm  Holderlin vào làm gia sư ở nhà bà, lúc này ông mới 26 tuổi. Do cả hai đồng cảm về văn chương, thi ca,  triết học, nghệ thuật...nên mối quan hệ tình ái này đã xảy ra. Họ đã có một mùa hè hạnh phúc tại thị trấn Westphalia Đến tháng 9. 1798, sau cuộc tranh chấp nổ ra với người chồng, họ phải chia tay. Dù bị ngăn cấm không được gặp mặt, tuy nhiên họ vẫn còn liên lạc thư từ ít nhất là đến tháng 5 năm 1800.. Bà đã viết 17 bức thư. Mối tình của họ khá sâu đậm, điển hình trong một bức thư còn sót lại cuối cùng có thể vào khoảng ngày  05. 03. 1800, bà đã viết: “ Em có thể viết không nhiều, xin chào! Vĩnh biệt! ! Anh bất diệt trong lòng em ... cũng như em đã ở lại lâu trong lòng anh...”.. Có lẽ sau thời gian bà mất (1802), Hölderlin đã bị bệnh tâm thần
              Nói chung, bà là bóng hồng trong bài thơ trên, là nguồn cảm hứng thi ca của Hölderlin, nguồn cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết Hyperion của ông (được viết từ năm 1797 – 1799).
 Từ mối tình ngang trái, đau khổ, bi thảm giữa bà với nhà thơ, về sau nhiều nhà điêu khắc đã tạc tượng bà, như tượng bán thân do Landolin Ohmacht thể hiện năm 1793, hoặc tượng khỏa thân nghệ thuật do Peter Lenk sáng tạo, được đặt ở giữa bùng binh Lauffen , nơi sinh của Hölderlin. Năm 1985, đạo diễn người Đức là Herrmann Zschoche đã làm một bộ phim (Hälfte des Lebens: “Nửa phần cuộc sống” hoặc “Nửa đời”) nói về mối tình này. Phim thành công vang dội, được đánh giá cao..

Picture

                      Tượng bán thân của Susette Gontard (1769 - 1802)
                                          Bóng hồng trong bài thơ của Hölderlin
                                    (Tượng do Landolin Ohmacht thể hiện năm 1793)
· + Giới thiệu bản dịch thơ khác của Phạm Công Thiện:
Từ cõi xa xôi

Khi từ cõi xa đôi ta chia cắt 
Em còn anh nhận ra trong khoảnh khắc 
Dĩ vãng, hỡi người san sẻ cơn đau! 
Còn gợi cho anh thoảng chốc ngọt ngào, 

Thì nói đi, nàng đợi anh thế nào? 
Sau những tháng ngày rùng rợn tối đen 
Gặp lại nhau vườn xưa nơi hò hẹn? 
Xin ven sông cõi uyên linh nguyên thuỷ. 

Em phải nhận, có chút gì tuyệt nhỉ 
Trong thoáng nhìn anh ngó vọng phương xa 
Mắt đảo quanh một lần vui sướng lạ, 
Anh, kẻ ít nói, người thường lộ vẻ 

Âm u buồn. Phút giây trôi quá lẹ? 
Sao hồn em còn lặng lẽ tin rằng 
Có thực em đã cách xa anh hẳn? 
Vâng, xin nhận rằng em vẫn của anh. 

Thực vậy! như anh muốn giữ trung thành 
Trong trí nhớ em những gì anh viết, 
Những tờ thư kể bao điều anh biết, 
Giống anh, em kể hết chuyện qua đi. 

Xuân đã rồi? Hè nhỉ? Chim hoạ mi 
Hót ngọt lịm sống chung bầy chim khác, 
Bụi rậm gần, mùi hương cây ngào ngạt 
Phảng phất chung quanh đôi ta bàng bạc. 

Những đường nắng, bụi bờ và bãi cát, 
Ta giẫm chân, làm cho thêm lạ thường 
Hay uất hương, đổng thảo, bông cẩm chướng. 
Trên tường luỹ lá trường xuân xanh, xanh 

Huyền phúc đẹp đường cao thường gặp anh, 
Sớm tối chiều đôi chúng mình kể lễ, 
Ngó nhìn nhau ôi sao quá đê mê. 
Trong vòng tay em, chàng trai sống dậy, 

Kẻ bị bỏ rơi đến từ đồng rẫy, 
Nơi chàng trỏ cho em, lòng nặng sầu, 
Song những địa danh nơi chốn khó vào, 
Chàng giữ nhớ tất cả miền diễm tượng 

Những hải tần diễm tuyệt, chốn em thương, 
Trổ bông rộ sắc nơi chốn quê hương 
Hoặc chỗ kín, từ trên cao mũi đá, 
Nơi mình được nhìn biển cả bao la, 

Song chẳng ai muốn thế. Xin thứ thương 
Và nhớ tưởng nàng, kẻ còn sung sướng, 
Vì ngày huyễn hoặc rạng chiếu em anh, 
Bắt đầu thố lộ hoặc tay siết mạnh, 

Em với anh làm một. Ôi! Chao ôi! 
Những ngày thơ mộng đã đi qua rồi. 
Rồi sau đó là hoàng hôn đen tối. 
Anh quá cô đơn cõi đời diễm ảo, 

Anh thường ứng nói thế, anh yêu dấu! 
Mà có điều chi anh không biết, dẫu...
           Dịch giả PHẠM CÔNG THIỆN 


Phụ lục bản tiếng Anh để tham khảo:
 Severed and at a distance now....

Severed and at a distance now and in
The past if I were able still to show you
Something good and you with a sorrow
Equalling mine should you still know my face

 
Then say how might she expect to find you now,
Your friend: in the gardens where we met again
After the terror and the dark or
Here by the rivers of the unspoilt world?

 
I will say this: there was some good in your eyes
When in the distances you looked about you
Cheerfully for once who were a man
Always closed in his looks and with a dark

 
Aspect. The hours flowed away. How quiet
I was at heart thinking of the truth which is
How separate I would have been, but
Yes I was yours then and I told you so

 
Without a doubt and now you will bring and write
All the familiar things back into mind
With letters and it happens to me
The same and I will say all of the past.

 
Was it spring or summer? The nightingale's
Sweet singing lived with the other birds that were
Not far away among the bushes
And trees were surrounding us with their scents.

 
On clear pathways, walking among low shrubs
On sand, we thought more beautiful than anywhere
And more delightful the hyacinths,
The tulips, violets and carnations.

 
Ivy on the walls, and a lovely green
Darkness under the high walks. In the mornings
And the evenings we were there and
Talked, and looked at one another, smiling.

 
In my arms the boy revived who had been still
Deserted then and came out of the fields
And showed me them, with sadness, but the
Names of those rare places he never lost

 
And everything beautiful that flowers there
On blessed seaboards in the homeland that I
Love equally, or hidden away
And only to be seen from high above

 
And where the sea itself can be looked upon
But nobody will. Let be. And think of her
Who has some happiness still because
Once we were standing in the light of days

 
Beginning with loving declarations or
Our taking hands, to hold us. Such pity now.
That was our beautiful daytime but
Sorrowful twilight followed after it.

 
You were so alone in the beautiful world,
Beloved, how often you told me! But you
Cannot know you were...

                    translated by David Constantine

                                      *

 

 

 



0 Comments

    DANH MỤC TÁC GIẢ:

    All
    Abdul Basit Abu Bakr Mohamed (Libya)
    Adam Mickiewicz (Ba Lan)
    Alexander Pushkin
    Alexander Pushkin (Nga)
    Alvin Pang (Singapore)
    Amir Khusrow
    Amir Khusrow (Ấn Độ - Ba Tư)
    Angkarn Chanthathip (Thái Lan)
    Aufie Zophy (Nam Phi)
    Ba Tư)
    Bénédicte Houart (Bỉ)
    Bhasa
    Bjørnstjerne Martinus Bjørnson (Na Uy)
    Blaga Dimitrova
    Boris Pasternak
    Chandran Nair (Singapore)
    Charles Harpur
    Charles Harpur ( Úc)
    Dante Alighieri
    Des
    Desanka Maksimovic (Serbia)
    Des (Nam Phi)
    Diana Anphimiadi
    Diana Anphimiadi (Gruzia)
    Edna St. Vincent Millay - Mỹ
    Elfried Jelinek (Áo)
    Emily Dickinson (American)
    Eugenio Montale
    Faiz Ahmad Faiz
    Farzaneh Khojandi (Tajikistan)
    Federico Garcia Lorca
    Florbela Espanca (Bồ Đào Nha)
    Forugh Farrokhzard - (Iran)
    Friedrich Holderlin (Đức)
    Gabriela Mistral (Chi Lê)
    Gaius Valerius Catullus
    Giorgos Seferis
    Hafez (Hafiz) - Ba Tư
    Han Yong'un
    Heinrich Heine
    Hermann Hesse (Đức)
    Jaroslav Seifert - Tiệp Khắc (Czechoslovakia.)
    Johanes Vihelm Jensen- Đan Mạch (Denmark)
    Johan Ludvig Runeberg
    Johann Wolfgang Von Goethe
    José Garcia Villa Philippines
    Jose Rizal - Philippiné
    Jovan Ducic (Serbia)
    Kajal Ahmad (Iraq)
    Karen Blixen (Đan Mạch)
    Khuyết Danh
    Kim So-wol
    Konstantin Simonov (Liên Xô)
    Kotaro Takamura
    Leong Liew Geok (Singapore)
    L. Olziitogs
    Mahmoud Darwich (Palestine)
    Maurice Maeterlinck
    Mikhail Juriievitsh Lermontov
    Milton Acorn
    Milton Acorn (Canada)
    Nadia Anjunman (Persian
    Najama Saeed
    Nazim Hikmet
    Nelly Sachs (Do Thái)
    Nelly Sachs (Do Thái)
    Noshi Gillani (Pakistan)
    Octavio Paz - Mễ Tây Cơ
    Omar Khayyám
    Pablo Neruda
    Pär Fabian Lagerkvist (Thụy Điển)
    Partaw Naderi (Afganistan)
    Percy Bysshe Shelley
    Petofi Sandor (Hungary)
    Rabindranath Tagore
    Robert Cameron Rogers - Mỹ
    Rumi (Ba Tư)
    Saadi (Ba Tư Trung Cổ)
    Salah Abdel Sabour
    Salvatore Quasimodo (Ý)
    Sappho
    Sarojini Naidu
    Sergei Aleksandrovich Yesenin - Nga
    Shadz Shadz
    Subhi Niall
    Sylvia Plath - Mỹ
    Thơ Federico García Lorca
    Thơ Khuyết Danh Của Arabic
    Thomas Moore
    Tình Ca Ai Cập
    Tomas Transtromer
    Trumbull Stickney (Thụy Sĩ)
    Tsangyang Gyatso
    Tsangyang Gyatso (Tây Tạng)
    Walt Whitman - Mỹ
    William Butler Yeats (Ái Nhĩ Lan)
    Wislawa Szymborka (Ba Lan)
    Zaw Gyi - Myanmar (Miến Điện)

Powered by Create your own unique website with customizable templates.